Các loại hoả biến của Gốm Bizen

Gốm Bizen là một loại gốm đặc biệt..hầu như tất cả các sản phẩm đều là độc bản, bởi tính ngẫu nhiên về hoả biến sau khi nung. Chúng có nhiều thể loại hoả biến, xong dù là cùng loại nhưng cách hoả biến hoàn toàn khác nhau.

===> Đọc Thêm: Gốm Bizen có gì đặc biệt 

1. Goma

Trong các lò nung sử dụng củi thông làm chất đốt, tro của củi tích tụ trên bề mặt sản phẩm trong quá trình nung. Tro bụi và nhựa thông bị thủy tinh hóa ở nhiệt độ cao. Đây là 1 loại “men tự nhiên”.
Ở Bizen, trạng thái này trông giống như được rắc hạt vừng nên được gọi là “Goma”


2. Kasegoma

Trong số các loại biến thể Goma, những sản phẩm mà tro bụi bám trên bề mặt không bị nóng chảy và thủy tinh hóa mà ở dạng nửa cháy nửa không thì được gọi là “Kasegoma”.
Những sản phẩm này thường nằm ở những góc khuất trong lò nung, không tiếp xúc trực tiếp với lửa.

3. Hai-kaburi

Quá trình nung Bizen, khi nhiệt độ lò được đẩy lên 1200℃, trên vài sản phẩm một số tro bụi bám dính trên bề mặt Bizen bị cháy. Kết hợp với nhựa thông và các tạp chất hữu cơ trong đất nguyên liệu Bizen, chúng bị vón cục tạo ra một lớp cát sần sùi trên bề mặt sản phẩmvới Ao Bizen.

4. Tamadare

Khi hạt Goma tan chảy hoàn toàn và chảy thành vệt, nó đặc biệt được gọi là “tamadare”.

5. Koge

Tro và bụi không tan chảy hoàn toàn và kết cấu gồ ghề trông giống như bị cháy có màu đen sần sùi gọi là Koge nghĩa là “cháy”.

6. Kabuzeyaki

Người thợ gốm đậy miệng chai rượu sake bằng một món đồ khác và nung, phần được đậy kín sẽ không bị tro bụi và nhựa thông bám vào và giữ nguyên màu sắc, khác biệt với phần còn lại.
Sự tương phản này được gọi là “bao phủ”.

7. Botamochi

Ban đầu, các tác phẩm được chất đống trong lò nung và việc sản phẩm có bề mặt nung không đồng đều được loại bỏ. Nhưng sau đó, những dấu vết của việc xếp một món đồ khác hình tròn trên chiếc đĩa khiến hình thành một vết tròn màu đỏ và không bám tro bụi và được xem như 1 nét đẹp của Bizen, vì vậy nó được gọi là “botamochi” nghĩa là “bánh gạo mochi”.

8. Nuke

Bằng cách sắp xếp kết hợp những thứ trong lò, người thợ có thể tạo ra một nơi mà tro bụi không bám vào và ngọn lửa không bắn trực tiếp vào đó.
Nó được gọi là “mất tích” vì chỉ phần đó có màu sắc như nó vốn có (màu nguyên thủy của đất sét Bizen) và tương phản với khu vực xung quanh.

9. Hidasuki

Một sợi dây màu đỏ tươi được tạo ra bởi phản ứng giữa hàm lượng kiềm của rơm và hàm lượng sắt của đất sét ở phần không tiếp xúc trực tiếp với lửa.
Hỏa biến này tạo ra bằng cách quấn rơm lên sản phẩm trước khi nung. Tùy thuộc vào lò nung, phương pháp quấn và phương pháp nung, các màu sắc khác nhau của Hidasuki như đỏ, xanh, vàng, bạc và đen sẽ được xuất hiện.

10. Hiiro (Đỏ tươi)

Phần có màu đỏ trên bề mặt được gọi là “Hiiro”.
Đặc biệt, màu đỏ tím khi nung khử được gọi là “Shiso-iro” tức “màu đỏ tía tô”.

11. Sangiri

Sangiri là hình ảnh những vệt lửa 2 màu đậm nhạt hằn trên bề mặt Bizen. Đó là kết quả của quá trình ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp vào sản phẩm gây ra. Đây có thể coi là loại hình thái hỏa biến thường thấy nhất của Bizen và cũng là khó kiểm soát nhất đối với bất kỳ người thợ gốm cũng như nghệ nhân Bizen nào.

12. Korogashi

Korogashi nghĩa là lăn. Sản phẩm được đặt nghiêng và đặt nằm trên sàn lò nung. Nó được chôn trong tro và lửa, thường nằm ở khu vực củi được ném vào và do không tiếp xúc trực tiếp với lửa nên nó có nhiều màu sắc và thay đổi khác nhau.
Nó được đánh giá cao vì nó thường bị hư hỏng do bị củi gỗ ném trúng và nhiệt độ quá cao nên có ít sản phẩm còn nguyên vẹn khi ra khỏi lò.

13. Ishihaze

Những vết nổ trên bề mặt Bizen thường bị người Việt mặc định là lỗi lò. Những viên đá, sỏi nhỏ li ti chứa trong đất sét bị nổ tung do sự khác biệt về độ co ngót với đất sét trong quá trình nung tạo ra chúng, người nghệ nhân chấp nhận những vết tích này, coi nó là 1 nét đẹp của Bizen, còn đặt tên cho nó là Ishihaze
Ở Bizen, nó được coi như là phong cảnh sau thảm họa thiên nhiên (động đất, núi lửa…), đây được xem như là 1 vẻ đẹp đặc biệt và được đánh giá cao.

14. Aobizen – Bizen xanh

Nếu trong quá trình nung sản phẩm không được tiếp xúc trực tiếp với lửa, và trong 1 trường hợp đặc biệt xảy ra phản ứng oxy hóa – khử mạnh, toàn bộ sẽ bị cháy thành màu xanh lam – đen.
Đây được gọi là Ao Bizen, và trong số rất nhiều màu nung, nó cùng với Korogashi được đánh giá rất cao vì có số lượng ít do phản ứng rất khó xảy ra.

15. Shio Ao / Shokuen Ao (Màu xanh muối)

Trong quá trình nung, muối được thêm vào để làm cho chất kiềm từ muối bay hơi bám vào bề mặt dưới dạng men và phát triển thành màu xanh lam khi làm nguội. Đây là một loại men muối.
Vì bề mặt được tráng men nên nó rất mịn và được gọi là “màu xanh muối / xanh muối” để phân biệt với Ao Bizen. Ở Việt Nam gần như chưa thấy có sản phẩm có loại hỏa biến này.

16. Kuro-bizen – bizen đen

Khi sắp xếp sản phẩm vào lò nung, một số sản phẩm được vùi xuống dưới lớp cát trong lò, được che đi để toàn bộ hoặc 1 phần bề mặt của chúng không tiếp xúc trực tiếp với khói, lửa hay tro bụi. Giúp hình thành môi trường nung yếm khí, phần bề mặt sản phẩm được nung yếm khí này sẽ có màu đen. Người ta gọi là Kurobizen.

(shop gốm nhật sưu tầm )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0968108208
SMS: 0968108208 Message facebook Zalo: 0968108208
Hotline: 0968108208
Chat Facebook
Gọi điện ngay